“Ở đời không có gì có thể thỏa đáng được, mọi thứ chỉ đạt được một nửa”. Khi con người đến tuổi trung niên, họ hiểu sâu sắc ý nghĩa thực sự của “Sinh dung dị, hoạt bất dị”, có nghĩa là “Sinh thì dễ dàng, nhưng cuộc sống thì không dễ dàng”. Nhưng dù thế nào đi nữa, chỉ cần bạn không làm ba sự tình sau, cuộc sống của bạn sẽ ngày càng rộng mở hơn, thời gian trôi qua cuộc sống của bạn sẽ ngày càng thong dong bình tĩnh hơn.
1. Phàm sự bất khả cầu mãn
Không tìm kiếm sự hài lòng trong mọi việc, đây không chỉ là một thái độ đối với cuộc sống, mà còn là một loại trí tuệ để sinh tồn.
Rất nhiều người cho rằng, thêm nữa, càng đầy mới càng tốt. Thật tình mọi người không biết rằng phàm sự “chín quá hóa nẫu”.
Ví dụ như: Khi chiêu đãi khách, chúng ta gọi rất nhiều món, mọi người chỉ có thể rộng mở cái bụng mà ăn, kết quả ăn quá no, sự khó chịu về thể chất lớn hơn nhiều so với tâm lý biết ơn chủ nhà. Khi đi mua sắm, chúng ta thấy những sản phẩm giảm giá, liền nhịn không được mà mua, nhưng khi thực sự muốn sử dụng, lại thấy rất nhiều thứ căn bản là không dùng được… Việc “theo đuổi sự hoàn hảo” này được thể hiện ở mọi khía cạnh của cuộc sống.
Như chúng ta đã biết, người xưa rất chú trọng đến “khoảng trống” khi vẽ tranh. Người có trí khôn, trong quá trình tương tác với mọi người, cũng phải chú ý chỉ nói 7 phần, uống rượu hơi say, tâm lưu không trung.
Vì vậy, khi đến tuổi trung niên, phàm sự “thiếu nợ một điểm”, bằng cách này, chúng ta sẽ không có quá nhiều yêu cầu xa vời trong cuộc sống.
2. Đừng làm gì quá sức
Khi đến tuổi trung niên, luôn có một loại cảm giác cấp bách và khủng hoảng. Dù đôi lúc cảm thấy “lực bất tòng tâm”, nhưng để sinh tồn trong sự cạnh tranh khốc liệt, thường vô thức tự tạo áp lực cho bản thân, ép buộc tinh thần của chính mình phấn chấn, cống hiến hết mình cho công việc. Vô luận là việc lớn hay nhỏ như thế nào, họ đều mơ tưởng “vượt lên trên người khác”.
Tuy nhiên, một khi trái tim của một người bị chiếm giữ bởi “hiệu quả và lợi ích”, người đó sẽ dễ dàng đánh mất khả năng phán đoán và cuối cùng trở thành một người cố chấp và bảo thủ. Bởi vì coi thường người khác, mà trở nên “cao cao tại thượng”, tự mãn và kiêu ngạo cũng liền như bóng với hình.
Khi tự hào về cuộc sống của mình, bạn thường quên mất chính mình và thậm chí mắc phải những sai lầm lớn. Chỉ bằng cách vứt bỏ tính bốc đồng và tham lam, luôn luôn khiêm tốn và kiềm chế, đối xử với mọi người và mọi việc một cách khiêm tốn và thận trọng thì chúng ta mới có thể đứng vững vàng không ngã, bình an và hạnh phúc.
Vì vậy, khi một người đến tuổi trung niên, mọi thứ đều phải “không sai biệt lắm”, là được rồi.
3. Đừng bao giờ từ bỏ bất cứ điều gì
Quả thực là một điều bất hạnh lớn đối với một người trung niên mà vẫn lo lắng tìm việc làm.
Nửa đầu cuộc đời dù nghèo khó đến đâu, bạn cũng nên tìm cách kiếm sống trong những khó khăn của cuộc sống, dù cho thu nhập ít ỏi, nhưng chỉ cần bạn có thể kiếm được một dòng tiền ổn định, bạn sẽ không còn sợ hãi những khó khăn trắc trở của cuộc sống.
Tôi sợ rằng mình đã lãng phí phần lớn cuộc đời mình với suy nghĩ: “Còn trẻ mà không bận tâm, còn đợi khi nào”, nhưng cuối cùng tôi vẫn chưa tìm được con đường phù hợp với mình. Vì vậy, một người khi đến tuổi trung niên, bước đi trong xã hội, vẫn còn trẻ như một thanh niên, phải học lại từ đầu, bắt đầu từ những công việc cơ bản nhất.
Đứng trước cuộc sống không ngừng nghỉ và những trách nhiệm, nghĩa vụ mà chúng ta vẫn phải gánh chịu, không có lựa chọn nào khác ngoài sự kiên trì.
Vì vậy, dù cuộc hành trình có khó khăn đến đâu, bạn cũng đừng dễ dàng bỏ cuộc. Dường như không có gì để đạt được ngoại trừ đau khổ và chịu thiệt. Trên thực tế, bước ngoặt của số phận đã lặng lẽ xảy ra vào thời điểm này. Tục ngữ có câu: “Sơn cùng thủy phục nghi vô lộ, liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”.
Kỳ Mai biên dịch
Minh Tâm – secretchina
Nhận xét
Đăng nhận xét